Hội nhập quốc tế và đổi mới sáng tạo là chủ trương phát triển đất nước xuyên suốt thời gian qua của nhà nước ta trên các mặt trận kinh tế cũng như KH&CN, trong đó hội nhập kinh tế quốc tế là trọng tâm và trở thành nhân tố quan trọng hơn bao giờ hết để tạo thế và lực của đất nước trong cục diện thế giới phẳng hiện nay.
Từ chủ trương đó, các cơ quan bộ ngành từ trung ương đến địa phương đã đưa ra các chương trình hành động và hoạt động cụ thể nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp, đặc biệt các doanh nghiệp vừa và nhỏ, doanh nghiệp khởi nghiệp.
Trung tâm Ứng dụng và Dịch vụ Khoa học và Công nghệ thuộc Cục công tác phía Nam – Bộ Khoa học và Công nghệ cũng tổ chức nhiều hoạt động hỗ trợ, như:
(1) Tổ chức các sự kiện triển lãm – Hội thảo – diễn đàn … nhằm hỗ trợ các DN tiếp cận cũng như giới thiệu chuyển giao các công nghệ, sản phẩm công nghệ, ý tưởng sáng tạo …
(2) Tư vấn nghiên cứu áp dụng các chính sách hỗ trợ DN
(3) Tư vấn nghiên cứu phát triển sản phẩm mới
(4) Tư vấn quản trị DN tinh gọn
(5)Tư vấn – đào tạo QTTSTT có hệ thống.
Trong thời đại cách mạng công nghiệp 4.0 và hội nhập quốc tế sâu rộng, tài sản trí tuệ (TSTT) được xem là yếu tố rất quan trọng trong hoạt động doanh nghiệp. Nhận diện được TSTT để thực hiện bảo vệ và quản trị các tài sản này sẽ là tiền đề và giá trị cốt lõi giúp tạo ra khác biệt và ưu thế cạnh tranh cao cho đơn vị và DN. Bằng những chiến lược quản trị TSTT đúng đắn và xứng tầm sẽ đưa đơn vị phát triển đạt đến thành tựu nhất định, trong đó mong đợi nhiều doanh nghiệp phát triển bền vững và một số trở thành đột phá dẫn dắt thị trường. Thành tựu mà DN và đơn vị đạt đến tùy thuộc phần lớn vào sức sáng tạo thường xuyên của đội ngũ trong việc tạo ra các giá trị cốt lõi riêng.
– Trên thế giới, các tên tuổi lớn thành công trong khởi nghiệp sáng tạo như Apple, Google, Facebook, Alibaba,… đều đã có các chiến lược về QTTSTT bài bản. Tại Việt Nam, gần đây cũng có các thương hiệu nổi tiếng như Vinamilk, Trung Nguyên, Vingroup, Lộc Trời, Gạo ST (Hồ Quang Cua)… cũng có những quá trình quản trị giá trị các tài sản vô hình từ rất sớm.
– Giai đoạn tiếp theo từ 2020-2025- 2030, chính phủ đã bắt đầu triển khai nhiều chương trình và hành động tập trung hơn, tích cực thúc đẩy và hỗ trợ doanh nghiệp đưa các sản phẩm tiêu biểu của Việt Nam vững vàng vươn ra thế giới.
Theo đánh giá của các chuyên gia, từ năm 1975 – 2015, các tài sản vô hình đều tăng trưởng rất nhanh qua các năm, hiện tài sản vô hình đã chiếm tới 84% trên tổng tài sản trong các doanh nghiệp.
Với 16% các tài sản hữu hình hiện đang được quản trị bởi nhiều bộ phận trong cơ cấu tổ chức như Quản trị hân sự, quản trị sản xuất, logistic, quản trị chất lượng, quản trị rủi ro, marketing, quản trị kênh phân phối, chiến lược kinh doanh,…và đóng vai rất quan trọng kế hoạch phân bổ kinh phí của đơn vị.
Trong khi, 84% các tài sản vô hình là dòng chảy các sản phẩm trí tuệ thường xuyên được phát sinh từ các hoạt động sáng kiến, ý tưởng mới, thông tin cơ sở dữ liệu, quy trình vận hành… luôn hiện hữu trong mọi hoạt động của Công ty lại chưa được quan tâm nhiều.
Theo Luật SHTT, Tài sản trí tuệ là các đối tượng thuộc quyền sở hữu công nghiệp thì có thể thuộc một trong hai loại sau:
– Một là, các đối tượng mà quyền sở hữu công nghiệp được xác lập không cần đăng ký, như tên thương mại (thương hiệu nổi tiêng), bí mật kinh doanh, nhãn hiệu nổi tiếng. Với đối tượng này cần phải xem xét tính pháp lý và các điều kiện có thỏa mãn các tiêu chuẩn bảo hộ theo Luật Sở hữu trí tuệ hay không.
– Hai là, các đối tượng mà quyền sở hữu công nghiệp chỉ được xác lập thông qua đăng ký, như sáng chế, kiểu dáng công nghiệp và nhãn hiệu.
Khác với việc quản trị các tài sản hữu hình, việc quản trị các tài sản vô hình hay TSTT cần được thực hiện bởi bộ phận chuyên trách hay kiêm nhiệm được đào tạo về việc quản trị này của đơn vị hoặc có thể thuê các tổ chức hay cá nhân được cấp phép làm đại diện SHCN theo quy định.
Mặc dù nhà nước rất nỗ lực hành động trong nhiều chương trình KH&CN để tăng cường nhận thức, tăng cường nguồn lực nói chung và nguồn lực về SHTT nói riêng cho doanh nghiệp và đơn vị. Song, việc thực hiện QTTSTT tại nhiều đơn vị hiện nay chưa được quan tâm đúng mức và hiện nhiều doanh nghiệp đang còn bỏ ngỏ.
QTTSTT là quá trinh công việc được làm thường xuyên, thực hiện các quy định lưu chứng pháp lý cho các tài sản trí tuệ giúp cho việc thực hiện quản trị chúng chính xác và đầy đủ. Hơn nữa, công việc quản trị tốt giúp lãnh đạo có được cái nhìn tổng quát về các tài sản trí tuệ mình đang có để mạnh dạn phát triển kinh doanh, đầu tư cũng như tạo lợi thế tốt nhất khi tiến hành các đàm phán hay thỏa thuận thương mại mang tính chiến lược.
Khi đã hiểu rõ về các giá trị của tài sản trí tuệ, doanh nghiệp cần thực hiện những công việc để triển khai việc quản trị này, từ việc hiểu rõ các định hướng giá trị của công ty cũng như sứ mệnh các sản phẩm cụ thể của công ty, đến việc nhận diện, ghi nhận quá trình hình thành, xác lập và khai thác các TSTT sẽ phát huy hết ưu thế cạnh tranh và giá trị TSTT đúng với định hướng của doanh nghiệp. Đơn vị cần thống kê, đánh giá và phân loại các tài sản trí tuệ hiện có trong doanh nghiệp (gồm tài sản vô hình và hữu hình). Việc thống kê các tài sản trí tuệ cần được thực hiện dựa theo bản chất và quy định của pháp luật đối với từng đối tượng.
Hoạt động đào tạo “Quản trị tài sản trí tuệ trong doanh nghiệp” là một trong số các hoạt động hỗ trợ khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo tại khu vực Đông và Tây Nam Bộ của Trung tâm Ứng dụng và Dịch vụ KH&CN đã được triển khai từ năm 2017 đến nay.
Hoạt động đào tạo QTTSTT đã phối hợp với nhiều địa phương khu vực phía Nam và nhận được nhiều sự quan tâm của các doanh nghiệp cũng như các Sở Khoa học và Công nghệ, các Trung tâm ứng dụng và các Hiệp hội ở tại các địa phương như Sóc Trăng, Bà rịa – Vũng tàu, Cần Thơ, Lâm Đồng, Bến Tre, Hậu Giang, An Giang, Trà Vinh, Đồng Nai, Tiền Giang, Cà Mau. Sau 3 năm triển khai với 33 khóa đào tạo, hơn 1.000 lượt học viên ở Tp.HCM và các tỉnh khu vực phía Nam, các học viên đã nắm bắt các kiến thức, kỹ năng cần thiết nhất định về sở hữu trí tuệ, nâng cao năng lực quản trị tài sản trí tuệ và kỹ năng khai thác các TSTT của đơn vị. Chất lượng các đơn đăng ký bảo hộ TSTT cũng như việc xác định đối tượng bảo hộ TSTT của các đơn vị đã tham gia đào tạo cũng đã có chất lượng hơn.
Đánh giá thêm về hiệu quả hoạt động đào tạo QTTTS của Trung tâm STAS, các doanh nghiệp đều cho biết các kiến thức thông tin đã tiếp cận đã giúp ích các doanh nghiệp trong quá trình vận hành, quản trị tốt các tài sản trí tuệ phát sinh từ các dữ liệu, thông tin hoặc bí quyết, tri thức mà một doanh nghiệp có thể sở hữu một cách hợp pháp, thông qua hoạt động sáng kiến đổi mới bên trong doanh nghiệp hoặc tiếp nhận chuyển giao từ bên ngoài, giúp các cá nhân / doanh nghiệp nhận diện đầy đủ, nắm giữ chặt chẽ và khai thác tối đa tài sản trí tuệ nhằm giảm bớt xâm phạm quyền và làm gia tăng tài sản trong mô hình hoạt động của doanh nghiệp, tổ chức, giảm bớt gánh nặng về chi phí, nhân sự, …
Qua kết quả khảo sát thường niên về hoạt động SHTT tại khu vực của STAS, hiện nay tài sản trí tuệ mà các đơn vị quan tâm bảo hộ nhiều nhất là nhãn hiệu và sáng chế (trong đó có giải pháp hữu ích). Tuy nhiên:
1) Chỉ 22% đơn vị bắt đầu xây dựng hoạt động QTTSTT từ khi thành lập
2) Và 24% đơn vị bắt đầu xây dựng hoạt động QTTSTT từ khi lập kế hoạch hoạt động
3) Có đến 27% đơn vị bắt đầu tổ chức hoạt động quản trị các tài sản trí tuệ ngay từ lúc TSTT hình thành
4)Và 22% đơn vị bắt đầu xây dựng hoạt động QTTSTT sau khi đưa sản phẩm ra thị trường.
Kết quả cho thấy, tùy theo đặc thù lĩnh vực hoạt động, mỗi đơn vị có cách triển khai hoạt động quản trị tài sản trí tuệ riêng. Tuy nhiên hoạt động quản trị tài sản trí tuệ trong đơn vị chưa được quan tâm đúng tầm, thể hiện tổ chức thực hiện chưa thật sự rõ nét.
Kế hoạch năm 2020-2021, Trung tâm STAS tiếp tục thúc đẩy hoạt động đào tạo QTTSTT nhằm tăng nhận thức và sự quan tâm về SHTT của DN, đơn vị nói riêng và xã hội nói chung với nhiều nội dung phong phú, đa dạng và thực tế hơn như:
Vai trò của các tài sản trí tuệ trong kinh doanh và hoạt động R&D
Quản trị Tài sản trí tuệ dưới dạng Bí mật kinh doanh
Quyền tác giả, quyền liên quan
Mạng giá trị nhãn hiệu và thương hiệu
Sáng chế, kiểu dáng công nghiệp
Hợp đồng giao kết kinh doanh tài sản trí tuệ
Các khía cạnh tài chính của tài sản trí tuệ…..
Khi doanh nghiệp đầu tư triển khai mạnh mẽ hơn nữa các hoạt động SHTT và QTTSTT sẽ mang lại nhiều giá trị cho chính doanh nghiệp và xã hội trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế như hiện nay, góp phần thúc đẩy hoạt động khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo hiệu quả cho khu vực.