Những năm gần đây, thị trường bất động sản luôn tiềm ẩn những diễn biến khó lường, đã khiến không ít doanh nghiệp ngành xây dựng đối mặt với khó khăn, thách thức đặc biệt là các doanh nghiệp sản xuất vật liệu xây không nung (VLXKN). Phát triển xanh, bền vững và thân thiện môi trường là xu hướng tất yếu mà ngành xây dựng hướng tới. Theo đó, việc sử dụng VLXKN để từng bước thay thế gạch đất sét nung là giải pháp tối ưu khi hạn chế sử dụng đất sét và than, hai nguồn tài nguyên không tái tạo, góp phần bảo vệ môi trường, tiết kiệm năng lượng và giảm phát thải khí gây hiệu ứng nhà kính. Công nghệ sản xuất VLXKN cũng tận dụng nguồn phế thải từ các ngành công nghiệp như tro, xỉ, mạt đá… để tạo ra các sản phẩm hữu ích, nhờ vậy góp phần giảm lượng lớn chất thải rắn công nghiệp.
Đoàn cán bộ và chuyên gia Ban Quản lý Dự án Tăng cường sản xuất và sử dụng gạch không nung tại Việt Nam tham quan dây chuyển sản xuất VLXKN tại Công ty cổ phần vật liệu xây dựng Toàn Cầu
Ông Trần Thanh Minh – Tổng Giám đốc Công ty cổ phần vật liệu xây dựng Toàn Cầu – một trong những tập đoàn hàng đầu sản xuất VLXKN cho biết, tại các nước phát triển sản phẩm xanh trong xây dựng được đặc biệt quan tâm. Ngành VLXKN tại các nước này phát triển trước chúng ta cả nửa thế kỷ. Do vậy, từ năm 2010, Toàn Cầu đã đầu tư nhà máy sản xuất gạch không nung có công suất 50 triệu viên/năm tại khu công nghiệp Phú Nghĩa, huyện Chương Mỹ, thành phố Hà Nội. Ngoài công nghệ hiện đại, nhà máy này sở hữu lợi thế nằm rất gần mỏ Bazan và gần trung tâm Hà Nội, một thị trường “nóng” bậc nhất tại Việt Nam. Sau nhiều năm nghiên cứu, Toàn Cầu đã cho ra thị trường dòng sản phẩm phù hợp với điều kiện thi công và khí hậu Việt Nam, giúp mang lại giá trị về kinh tế và môi trường cho các dự án xây dựng tại thủ đô Hà Nội và các tỉnh phía Bắc… Tuy nhiên, gạch không nung là sản phẩm mới, đòi hỏi phải có thời gian nghiên cứu và phát triển thị trường, do đó, để đẩy mạnh sản xuất và tiêu thụ loại sản phẩm này, bên cạnh các cơ chế, chính sách ưu đãi của nhà nước thì việc tuyên truyền, quảng bá sản phẩm này cần phải có tính chiến lược nhằm thay đổi thói quen sử dụng gạch đỏ truyền thống.
Cùng quan điểm nêu trên, ông Đào Anh Đức – Giám đốc Công ty TNHH MTV Vật liệu không nung Lâm Việt (Phú Thọ) cho rằng, hiện nay vẫn còn nhiều lò gạch nung truyền thống còn hoạt động, thậm chí còn được mở rộng. Do đó, việc sản xuất và tiêu thụ gạch không nung nói riêng, VLXKN nói chung còn gặp nhiều khó khăn. Ông Đào Anh Đức khẳng định, để các doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh VLXKN phát triển, Nhà nước và các bộ/ngành cần tăng cường rà soát, kiểm tra việc thực hiện Quyết định 567/QÐ-TTg, Chỉ thị số 10/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường sử dụng VLXKN và hạn chế sản xuất, sử dụng gạch đất sét nung; các thông tư như 09/2012/TT-BXD về quy định sử dụng VLXKN trong các công trình xây dựng…; đồng thời sẽ siết chặt chế tài xử lý các loại vật liệu đất sét nung truyền thống, nhằm tránh gia tăng áp lực cạnh tranh và tiêu thụ trên thị trường.
Chia sẻ với những khó khăn của doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh VLXKN, các các bộ và chuyên gia của Ban Quản lý Dự án Tăng cường sản xuất và sử dụng gạch không nung ở Việt Nam cho rằng, trước tình hình nguồn cung của một số ngành vật liệu xây dựng đã dư thừa, cạnh tranh khốc liệt về thị trường tiêu thụ, các doanh nghiệp cần xem xét cẩn thận quy hoạch về phát triển vật liệu xây dựng trên địa bàn một cách hợp lý Bên cạnh đó, cần chú trọng tới việc đổi mới, ứng dụng công nghệ vào sản xuất. Đặc biệt, bên cạnh sự hỗ trợ của Ban Quản lý Dự án về công tác lập kế hoạch, tập huấn, quảng bá… thì việc các doanh nghiệp việc đẩy mạnh công tác tuyên truyền về những lợi ích của VLXKN chính là nhu cầu bức thiết để các doanh nghiệp phát triển trong bối cảnh hiện nay.
Trung tâm ứng dụng và dịch vụ KH&CN (STAS), Cục Công tác phía Nam đã phối hợp với Công ty Cổ phần Công nghệ giáo dục Thông minh (VietED) Tổ chức Hội thảo “Ứng dụng đào tạo E-learning trong thời đại 4.0 cho doanh nghiệp, trường học” vào ngày 29/3/2019.
Đại diện VietED đã trình bày và chia sẻ Hệ thống quản lý đào tạo trực tuyến LMS do Công ty Cổ phần công nghệ giáo dục Thông minh nghiên cứu và xây dựng đang giúp EVN, SeABank… tiết kiệm từ 30% -50% chi phí đào tạo nghiệp vụ. Điển hình như Tổng Công ty điện lực Việt Nam (EVN) đã giảm được 30% chí phí đào tạo hàng năm với hơn 100 ngàn người tham gia khi áp dụng Lotus LMS; Ngân hàng thương mại cổ phần Đông Nam Á (SeABank) tiết kiệm 50% chi phí đào tạo nghiệp vụ, quản lý ngân hàng. Ngoài ra, Lotus LMS còn được các đơn vị khác ứng dụng như Tổ chức Merie Stopes (đào tạo bác sĩ, y tá tuyến quận huyện); Đại học Phú Xuân (Huế); Trường Cao đẳng Việt Mỹ (TPHCM); Institution American Education;…
Lotus LMS có nhiều tính năng nổi bật như ghi nhận tất cả các hành vi và tiến độ của người học, có thể báo cáo ngay với giáo viên để họ có những quyết định phù hợp như khen thưởng, nhắc nhở,… Hệ thống cũng tạo ra một mạng xã hội học tập thu nhỏ, người học có thể tương tác với nhau qua chat hay diễn đàn. Các kỳ thi trực tuyến cũng được tổ chức một cách công khai, minh bạch và nhanh chóng với ngân hàng câu hỏi trong phần mềm để người học truy xuất, thay vì phải phát đề như khi làm bài thi giấy trước đây. Ngoài ra, Lotus LMS còn đáp ứng được số lượng người sử dụng lớn với cấu hình phần cứng rất nhỏ. Vì vậy, các đơn vị sử dụng không lo việc phải đầu tư phần cứng mà hoàn toàn có thể sử dụng ngay phần mềm. Bên cạnh đó, Lotus LMS còn có thể tích hợp với các hệ thống hiện hữu mà các đơn vị đang sử dụng như phần mềm quản lý nhân sự, tài chính,…. “Đặc biệt, Lotus LMS ngoài tính tương thích, bảo mật mà còn có thể tùy biến theo từng nhu cầu của người sử dụng. Đây cũng là tính năng mà phần lớn các chương trình đào tạo trực tuyến khác hiện nay không có được do thường mua bản quyền từ nước ngoài” – ông Bình nói và cho biết, Lotus LMS có thể dùng trong trường học, các tổ chức giáo dục, doanh nghiệp, bệnh viện,… giúp thu hút người học, tăng doanh thu, dễ quản lý và tổ chức nội dung, tiết kiệm thời gian, chi phí.
Ông Lê Quốc Dũng – Giám đốc Sở KH&CN tỉnh Long An – cho biết, nhu cầu tập huấn về KH&CN, quy trình kỹ thuật, trình diễn, chuyển giao công nghệ của địa phương hiện nay là khá lớn, nhưng thời gian qua thực hiện chưa được hiệu quả. Trong thời gian tới, nhiều vấn đề cần được đào tạo, tập huấn ở Long An nói riêng cũng như các địa phương khác nói chung như nhãn hiệu tập thể, truy xuất nguồn gốc thực phẩm, đổi mới sáng tạo, tiết kiệm năng lượng, sản xuất an toàn trong nông nghiệp, sử dụng năng lượng sạch, an toàn bức xạ, cải tiến hệ thống quản lý chất lượng,… Đối tượng của mỗi một lớp tập huấn này khác nhau, từ người nông dân sản xuất đến các doanh nghiệp. Mỗi một nội dung cần một ứng dụng (app) cụ thể, đơn giản, ngắn gọn sát với nhu cầu thực tiễn và phù hợp với từng đối tượng.
Ngày 01/8/2019, Sở Khoa học và Công nghệ (KH&CN) tỉnh Kiên Giang phối hợp Cục Công tác Phía Nam – Bộ KH&CN tổ chức Hội thảo “Kết nối chuyển giao công nghệ sản xuất và ứng dụng bê tông bọt nhẹ không chưng áp thay thế gạch không nung” tại Kiên Giang.
Tham dự và chủ trì Hội thảo có PGS.TS. Phạm Xuân Đà – Cục trưởng Cục Công tác Phía Nam, ông Dương Minh Tâm – Phó Giám đốc Sở KH&CN tỉnh Kiên Giang, Hội thảo đã thu hút được sự tham dự của gần 40 đại biểu là đại diện lãnh đạo các công ty, doanh nghiệp: Công ty Cổ phần KH&CN HIDICO, Công ty Cổ phần Xi măng Hà Tiên I, Công ty TNHH Xi măng Holcim, Công ty Xi măng Hà Tiên Kiên Giang, Công ty Cổ phần Gạch ngói Kiên Giang, Công ty Cổ phần Đầu tư Phú Cường Kiên Giang, Công ty Cổ phần Tập đoàn Tư vấn Đầu tư Xây dựng Kiên Giang, Công ty Cổ phần Tư vấn Xây dựng Kiên Giang,…
GS. TSKH Nguyễn Văn Thịnh, Giảng viên Trường Đại học Xây dựng Matxcơva. Liên Bang Nga (Đại diện nhóm tác giả sáng chế dây chuyền công nghệ sản xuất bê tông bọt) trao đổi tại Hội thảo
Hội thảo đã được nghe diễn giả giới thiệu các nội dung: Những vấn đề chính trong chuyển giao công nghệ sản xuất và ứng dụng công nghệ sản xuất và ứng dụng bê tông bọt nhẹ không chưng áp; Hiện trạng và xu thế ứng dụng và sản xuất bê tông bọt nhẹ không chưng áp trên thế giới và ở nước ta; Ứng dụng và sản xuất bê tông bọt nhẹ không chưng áp thay thế gạch không nung tại Đồng Tháp; Nội dung và phương thức chuyển giao công nghệ trong ứng dụng và sản xuất bê tông bọt nhẹ không chưng áp.
Buổi Hội thảo đã nhận được sự quan tâm rất nhiều của các doanh nghiệp, qua đó đã thảo luận trao đổi sôi nổi một số nội dung: Dây chuyền công nghệ sản xuất bê tông bọt nhẹ không chưng áp này đã chuyển giao và ứng dụng tại những nhà máy nào tại khu vực đồng bằng sông Cửu Long; Chi phí vận hành, lắp đặt dây chuyền công nghệ sản xuất với công suất 4.800m3/năm; Việc đào tạo, tập huấn nhân lực sau khi chuyển giao công nghệ; Khả năng cung ứng trên thị trường của phụ gia (chất tạo bọt); Thời gian cho việc lắp đặt và vận hành công nghệ; Độ bền, sức chịu lực của bê tông bọt nhẹ… Mọi ý kiến thắc mắc của các đại biểu đã được GS. TSKH Nguyễn Văn Thịnh, Giảng viên Trường Đại học Xây dựng Matxcơva. Liên Bang Nga (Đại diện nhóm tác giả sáng chế dây chuyền công nghệ sản xuất bê tông bọt) giải thích và phân tích khá rõ ràng.
Công nghệ bê tông bọt được đăng ký sáng chế do Cục Bảo vệ bản quyền sở hữu trí tuệ Liên Bang Nga cấp vào ngày 27/8/2004. Công nghệ này đã được triển khai và ứng dụng có hiệu quả cung cấp vật liệu cho các công trình xây dựng trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp và 1 số Khu vực đồng bằng sông Cửu Long. Việc ứng dụng và chuyển giao công nghệ sản xuất bê tông bọt nhẹ không chưng áp thay thế gạch không nung cho các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Kiên Giang sẽ làm tiền đề để tiếp tục hình thành và phát triển doanh nghiệp KH&CN trong thời gian tới. Đây là điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp để được hưởng các ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp, ưu đãi về tín dụng, chính sách miễn tiền thuê đất… Ngoài ra, việc triển khai ứng dụng các kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ vào sản xuất, kinh doanh giúp doanh nghiệp ngày càng phát triển hơn trên thị trường trong và ngoài nước./.
Việc kết nối và chuyển giao công nghệ là một trong những hoạt động thiết thực nhằm gắn kết các doanh nghiệp, đơn vị tiếp cận với công nghệ, thiết bị tiên tiến và hiện đại nâng cao giá trị sản xuất kinh doanh.