Lớp “Quản trị tài sản trí tuệ trong doanh nghiệp”
QUẢN TRỊ TÀI SẢN TRÍ TUỆ LÀ GÌ?
Trong quá trình vận hành doanh nghiệp, các tài sản trí tuệ phát sinh từ các dữ liệu, thông tin hoặc bí quyết, tri thức mà một doanh nghiệp có thể sở hữu một cách hợp pháp, thông qua hoạt động sáng kiến đổi mới bên trong doanh nghiệp hoặc tiếp nhận chuyển giao từ bên ngoài. Nhưng nhận diện nó như thế nào, quản trị và khai thác nó ra sao thì đa số chưa nhận thức đúng. Một ý tưởng kinh doanh có thể được bảo hộ hay không? Những sản phẩm họ tạo ra cái nào được bảo hộ là sáng chế, kiểu dáng công nghiệp hoặc bản quyền tác giả?
GIÁ TRỊ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO MANG LẠI
- Các tài sản trí tuệ vừa rất đa dạng và vừa rất vô hình nên hoạt động Quản trị tài sản trí tuệ sẽ giúp cho người nắm giữ tài sản trí tuệ nhận biết và nhận diện hết các tài sản trí tuệ thông qua các tác động công nghệ, thương mại, tài chính;
- Một khi đã bộc lộ/công bố tài sản trí tuệ thì doanh nghiệp sẽ dễ dàng bị nhiều chủ thể khác nhau đồng thời chiếm hữu và sử dụng/khai thác. Vậy thì phải vận dụng các biện pháp pháp lý nào để doanh nghiệp không đánh mất quyền tài sản và có thể ngăn cản hành vi sử dụng/khai thác của các chủ thể khác;
- Từng bước thực hiện các hành vi quản trị, phân tích các rủi ro và cân đối ngân sách khi thực hiện biện pháp bảo vệ phù hợp hoặc xác lập quyền cho các tài sản trí tuệ;
- Áp dụng việc sử dụng các đối tượng quyền sở hữu trí tuệ của luật sở hữu trí tuệ vào các hợp đồng li-xăng/chuyển giao công nghệ;
- Hiểu được các khía cạnh tài chính của tài sản trí tuệ qua việc vốn hóa các tài sản trí tuệ tạo ra từ nội bộ đơn vị đưa ra được lợi thế kinh doanh của tổ chức và giúp việc định giá tài sản trí tuệ để góp vốn bằng các tài sản trí tuệ.
AI NÊN THAM DỰ?
- Giám đốc điều hành, quản lý cấp cao, trưởng các bộ phận, trưởng phòng nhân sự, trưởng phòng pháp chế.
- Doanh nghiệp khởi nghiệp / Hiệp hội doanh nghiệp / hiệp hội ngành nghề
- Bất kỳ cá nhân nào quan tâm đến lĩnh vực quản trị tài sản trí tuệ.
TỔNG QUAN NỘI DUNG ĐÀO TẠO
Chương trình được thiết kế trong vòng 02 ngày và 05 ngày để đảm bảo bạn sẽ nhận diện được các tài sản vô hình trong doanh nghiệp, hiểu rõ các chức năng và nhiệm vụ của các đối tượng sở hữu công nghiệp, quyền tác giả để có thể cân nhắc trước khi áp dụng bảo vệ tài sản trí tuệ do mình tạo ra hoặc là nhượng quyền.
Mỗi đối tượng sở hữu trí tuệ sẽ được làm rõ các hành vi quản trị xuất hiện ở đâu và cách thức quản trị như thế nào để đảo bảo có trật tự, chặt chẽ, phù hợp với luật Sở hữu trí tuệ nhằm mang lại cho người nắm giữ quyền cao nhất.
STT | Tên khóa học | Nội dung đào tạo |
---|---|---|
1 | VẬN DỤNG CÁC TÀI SẢN TRÍ TUỆ TRONG KINH DOANH DÀNH CHO DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ |
Dẫn nhập về tài sản trí tuệ và quyền sở hữu trí tuệ trong kinh doanh Quản trị sáng chế và bí mật kinh doanh Quản trị thương hiệu và nhãn hiệu Khái quát về thẩm định giá tài sản trí tuệ. |
2 | VẬN DỤNG CÁC TÀI SẢN TRÍ TUỆ TRONG MỜI GỌI ĐẦU TƯ VÀO ĐƠN VỊ KHỞI NGHIỆP | Dẫn nhập về tài sản trí tuệ và quyền sở hữu trí tuệ trong kinh doanh
Quản trị các tài sản trí tuệ của một đơn vị khởi nghiệp Thẩm định giá các tài sản trí tuệ Vận dụng các tài sản trí tuệ trong mời gọi đầu tư vào đơn vị khởi nghiệp |
3 | VAI TRÒ CỦA CÁC TÀI SẢN TRÍ TUỆ TRONG KINH DOANH VÀ HOẠT ĐỘNG R&D | Tài sản vô hình và Tài sản trí tuệ của một tổ chức
Quyền tác giả và cơ chế bảo hộ tác phẩm trong kinh doanh Chuỗi giá trị Quyền liên quan đến Quyền tác giả Kiểu dáng công nghiệp trong phát triển sản phẩm mới Bằng độc quyền sáng chế: cơ chế bảo hộ các ý tưởng công nghệ mới Bí mật kinh doanh: cơ chế bảo hộ các thông tin có giá trị Các chỉ dẫn thương mại trong kinh doanh Mạng giá trị của thương hiệu Mạng giá trị của nhãn hiệu Hướng dẫn một số tình huống và vận dụng kinh nghiệm thực tế |
4 | XÁC LẬP VÀ BẢO VỆ QUYỀN ĐỐI VỚI CÁC TÀI SẢN TRÍ TUỆ | Quy trình và thủ tục công nhận sáng kiến
Thủ tục đăng ký bảo hộ Kiểu dáng công nghiệp Thủ tục đăng ký bảo hộ Sáng chế Thủ tục đăng ký bảo hộ Thiết kế Bố trí Mạch tích hợp bán dẫn Thủ tục đăng ký bảo hộ Nhãn hiệu và Chỉ dẫn địa lý Thủ tục đăng ký Quyền tác giả và Quyền liên quan Thủ tục đăng lý bảo hộ Giống cây trồng Xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ và xử lý vi phạm hành chính về sở hữu trí tuệ Tố tụng dân sự và hình sự về sở hữu trí tuệ Cạnh tranh không lành mạnh trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ |
5 | HỢP ĐỒNG GIAO KẾT KINH DOANH TÀI SẢN TRÍ TUỆ
|
Khái quát về giao dịch dân sự, giao dịch thương mại và giao dịch chuyển giao công nghệ,
Các Hợp đồng/Thỏa thuận bảo mật, Hợp tác nghiên cứu/Tài trợ nghiên cứu Cấu trúc tổng quát của một Hợp đồng li-xăng, Hợp đồng li-xăng hoặc chuyển nhượng Sáng chế, Bí quyết công nghệ, Hợp đồng li-xăng hoặc chuyển nhượng Quyền tác giả hoặc Kiểu dáng công nghiệp, Hợp đồng li-xăng hoặc chuyển nhượng Quyền liên quan, Hợp đồng li-xăng Nhãn hiệu hoặc Nhượng quyền thương mại. Hợp đồng li-xăng Phần mềm Hợp đồng li-xăng hoặc chuyển nhượng Giống cây trồng. |
6 | HỆ THỐNG QUẢN TRỊ TÀI SẢN TRÍ TUỆ CỦA MỘT TỔ CHỨC | Các nội dung cơ bản của một Quy định Sở hữu trí tuệ / Quy chế Quản trị tài sản trí tuệ
Các quy định về phân định quyền sở hữu đối với các tài sản trí tuệ Các quy định về tổ chức hệ thống quản trị Các quy định về tổ chức khai thác các tài sản trí tuệ Các quy định về phân bổ lợi ích từ tài sản trí tuệ Quy chế bảo mật của đơn vị Phân tích chức năng và nhiệm vụ của Quản trị viên tài sản trí tuệ Quy trình và các biểu mẫu ghi nhận tài sản trí tuệ mới Quy trình và các biểu mẫu quản lý tập tài sản trí tuệ Các Hợp đồng mẫu về giao dịch tài sản trí tuệ của đơn vị |
7 |
CÁC KHÍA CẠNH TÀI CHÍNH CỦA TÀI SẢN TRÍ TUỆ
|
Vốn hóa các tài sản trí tuệ tạo ra từ nội bộ đơn vị,
Hạch toán các tài sản trí tuệ, Lợi thế kinh doanh của một tổ chức, Tài sản trí tuệ và tài sản vô hình trong hệ thống báo cáo tài chính, Khung pháp luật thẩm định giá Việt Nam, Các tiêu chuẩn thẩm định giá Việt Nam, Các đặc điểm của việc thẩm định giá tài sản trí tuệ, Quy trình tổng quát thẩm định giá tài sản trí tuệ, Góp vốn bằng các tài sản trí tuệ, Khía cạnh đạo đức trong hoạt động quản trị tài sản trí tuệ |
8 | ĐÁNH GIÁ, ĐỊNH GIÁ CÔNG NGHỆ | – Tổng quan kiến thức về thị trường khoa học và công nghệ; Tổng quan về hoạt động đánh giá, thẩm định và định giá công nghệ; Các phương pháp đánh giá, định giá công nghệ; Thực trạng hoạt động thẩm định, giám định và định giá công nghệ hiện nay ở nước ta và xu thế phát triển. |
9 | KỸ NĂNG TƯ VẤN, MÔI GIỚI, XÚC TIẾN CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ |
– Tổng quan kiến thức về thị trường khoa học và công nghệ; Tổng quan pháp lý về CGCN; Kỹ năng tư vấn và xúc tiến chuyển giao công nghệ; Kỹ năng môi giới và xây dựng hợp đồng CGCN.
|
10 | LẬP KẾ HOẠCH VÀ QUẢN LÝ DỰ ÁN/ĐỀ TÀI KH&CN | – Nguyên tắc chung, lập kế hoạch, quản lý nội dung và quản lý chung về dự án/đề tài KH&CN. |
GIẤY CHỨNG NHẬN
Được chứng nhận bởi Trung tâm Ứng dụng và Dịch vụ Khoa học và Công nghệ trực thuộc Cục Công tác phía Nam – Bộ Khoa học và Công nghệ, giấy Chứng nhận đã qua đào tạo kiến thức cơ bản về việc áp dụng các công cụ đối tượng sở hữu trí tuệ.
LỊCH ĐÀO TẠO NĂM 2020 (dự kiến) xem tại website www.sromost.gov.vn
Thời gian học: Buổi sáng 8g30 – 11g30, Buổi chiều 13g30 – 16g00
Giảng viên: TS. Đào Minh Đức và các chuyên gia về Quản trị tài sản trí tuệ.
Chương trình Đào tạo Quản trị viên Tài sản Trí tuệ (Quản trị TSTT) do Sở Khoa học và Công nghệ TP.HCM và Viện Khoa học Sở hữu Trí tuệ thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ phối hợp tổ chức được bắt đầu từ năm 2008. Đến năm 2011, Chương trình được ghi nhận là một trong nhiều đầu việc triển khai Chương trình Đào tạo đội ngũ doanh nhân của Thành phố. Chương trình do Tiến sĩ Đào Minh Đức biên soạn và giảng dạy chính từ năm 2008 đến nay.
Đến hết ngày 30.6.2014 chương trình đã cấp chứng chỉ cho học viên và có 80 đơn vị quan tâm thiết lập bước đầu chức năng quản trị tài sản trí tuệ nội bộ, bao gồm đồng thời hai yếu tố thiết yếu:
- Có nhân sự đã được đào tạochuyên môn về quản trị tài sản trí tuệ, có khả năng từng bước tự tra cứu và đọc hiểu tư liệu trong nước và quốc tế về Quản trị Tài sảnTrí tuệ
- Đã ban hành ít nhất một Nội quy Quản trị Tài sản Trí tuệphù hợp với bối cảnh quản trị của đơn vị và có thể liên tục tự sửa đổi, bổ sung qua từng giai đoạn, nhằm tạo cơ sở pháp lý nội bộ cho việc triển khai các chức năng và nhiệm vụ quản trị tài sản trí tuệ khác nhau.
Đăng ký tham gia lớp học tại đây
Mọi chi tiết xin liên lạc:
Trung tâm Ứng dụng và Dịch vụ Khoa học và Công nghệ
Cục công tác phía Nam – Bộ Khoa học và Công nghệ
Nguyễn Thị Tuyết Nhung – 0906 316 450
Email: nhungntt@most.gov.vn
Wesite: www.stas.gov.vn